Mỗi năm,àngtraiđoạthọcbổngtoànphầntiếnsĩtạiĐyamete kudasai là gì Trường ĐH Harvard (Mỹ) chỉ tiếp nhận từ 30 - 35 nghiên cứu sinh trên thế giới đến học tiến sĩ ngành kinh tế nhưng Châu Thanh Vũ (24 tuổi) đã xuất sắc có mặt trong danh sách ấy.
Châu Thanh Vũ - Ảnh: NVCC |
Từ xứ sở nắng gió... Sau khi học hết trung học cơ sở tại tỉnh Ninh Thuận, Vũ khăn gói về TP.HCM học chuyên Tin tại Trường THPT Năng khiếu (ĐH Quốc gia TP.HCM).Năm học lớp 11, Vũ được trường United World Colleges (UWC) trao học bổng toàn phần để theo học 2 năm cuối phổ thông ở bang New Mexico (Mỹ). Đây là ngôi trường rất đặc biệt, chỉ có 200 học sinh đến từ hơn 80 quốc gia.Sau khi tốt nghiệp UWC, Vũ nhận được học bổng toàn phần của 7 trường ĐH, học viện ở Mỹ; gồm: Học viện Công nghệ Massachusetts; các ĐH: Princeton, Stanford, Chicago, Yale, Columbia và Minnnesota. “Thời điểm đó, nếu không nhận được học bổng toàn phần vào một trường đại học nào đó ở Mỹ chắc em phải quay về VN thôi chứ không thể tiếp tục với chi phí học tập ở Mỹ vì nó quá đắt đỏ”, Vũ nói.
Châu Thanh Vũ (giữa) trong khuôn viên Trường ĐH Harvard |
Sau đó, Vũ chọn Trường ĐH Princeton để theo học ngành kinh tế và nhận bằng cử nhân xuất sắc tại đây. Không bằng lòng với thành quả đạt được, Vũ viết đơn xin học bổng cho chương trình sau đại học đến một số trường nổi tiếng ở Mỹ. Và lần này, Vũ đã xuất sắc đoạt được học bổng toàn phần của 8 trường đại học danh giá, trong đó có học bổng toàn phần 5 năm chương trình đào tạo tiến sĩ kinh tế của ĐH Harvard (Mỹ) mà Vũ hằng mơ ước.... Đến giảng đường đại học quốc tế danh giáChia sẻ về khoảnh khắc nhận được tin đoạt học bổng của Trường ĐH Harvard, Vũ nhớ lại: “Đó là vào buổi trưa 20.2.2015, em nhận được điện thoại gọi từ bang Massachusetts (ĐH Harvard ở bang này - PV). Đầu dây bên kia nói: Chào em, tôi là giáo sư Helpman của ĐH Harvard và tôi gọi điện để báo rằng, em đã được nhận làm nghiên cứu sinh cho chương trình tiến sĩ 5 năm, bộ môn Kinh tế ở Harvard... Lúc đó, tay em đang cầm điện thoại bắt đầu run lên. Hai phút sau khi cuộc điện thoại kết thúc, em mới nhận ra vì vui quá, sốc quá nên mới không biểu cảm được gì. Chợt nhớ đến gia đình, em bấm điện thoại để đánh thức ba mẹ dậy lúc 2 giờ sáng ở VN để báo tin vui”.Nhìn lại con đường đã đi qua, từ miền quê nắng gió ở Ninh Thuận cho đến giảng đường của Harvard, Vũ tâm sự: “Đó là một chặng đường mà đã có lúc em không rõ mình đang đi đâu, nhưng mỗi lần nhìn lại thì thấy mình đi thật dài, thật xa, được sống ở nhiều nơi và học được nhiều điều thú vị”.Khi nghe hỏi vì sao từng có niềm đam mê và ước mơ đi theo con đường công nghệ thông tin ngay từ nhỏ, nhưng sao lại rẽ sang lĩnh vực kinh tế, Vũ cho biết: “Em mong muốn mình có thể góp phần nhỏ bé để thay đổi cuộc sống của những người khó khăn, bởi có những người trong xã hội mà khái niệm “thay đổi” với họ không thể bắt đầu bằng công nghệ cao”.Rồi, Vũ kể: “Vào tháng 11.2010, khi tôi phải đặt bút viết những bài luận cá nhân để kể với các trường đại học về bản thân, tôi liên tưởng nhiều hơn đến cuộc sống của người dân tỉnh Ninh Thuận, nơi tôi sinh ra và lớn lên. Là một tỉnh nghèo, mặc dù tôi theo học ở những trường trung tâm thành phố, từ cấp 1 đến cấp 2 đều có những bạn nghỉ học vì hoàn cảnh gia đình. Ở các vùng quê, những em còn trong tuổi đi học thường bị gửi đi “ở đợ” gia đình khác vì bố mẹ không đủ tiền cho con đi học”.Vũ bộc bạch: “Trong những bài luận đại học, tôi đã cố gắng rất nhiều để giải thích cụ thể những ước mơ công nghệ của tôi sẽ tác động như thế nào đối với những con người này, nhưng kết quả chỉ là những câu văn và những mối liên hệ miễn cưỡng. Tôi bắt đầu suy nghĩ, công nghệ cao có ý nghĩa gì đối với những gia đình còn phải lo toan miếng ăn cho từng ngày và những em học sinh mà học hết cấp 2 còn là một điều xa xỉ? Không chấp nhập được sự miễn cưỡng và những lý luận suông trong bài luận của mình, tôi đã viết lại những bài luận để cảm xúc và suy nghĩ thật hơn với bản thân. Trong những bài luận ấy, tôi đã viết về ước muốn trở thành một nhà kinh tế”.Chia sẻ với các bạn trẻ về những kết quả mình đạt được, Vũ cho rằng: “Không có giới hạn cho bất cứ ai trong chúng ta, việc cần làm là cứ tiến về phía trước và cố gắng hết mình. Tôi tin mỗi người trong chúng ta đều có một giới hạn khả năng nhất định. Tuy nhiên, vì bản thân tôi không biết giới hạn của mình ở đâu, thế nên tôi không bao giờ cho phép nghĩ rằng mình đã đạt đến giới hạn. Chính vì vậy, tôi cứ cố gắng thôi".